Với tình trạng sử dụng điện thoại "mọi lúc mọi nơi" như hiện nay, việc "dế yêu" của bạn bị dính những vết bẩn là điều khó tránh khỏi. Điều may mắn là việc làm sạch những vết bẩn này cũng khá dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu muốn lau chùi smartphone đúng cách, để không "vô tình" làm hư hỏng một bộ phận nào đó thì không hẳn là dễ dàng. Việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và có kiến thức nhất định.
Sau đây, Phúc Khang Mobile sẽ hướng dẫn các bạn một số cách vệ sinh điện thoại vô cùng đơn giản nhưng đúng cách, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.
1. Làm sạch cát và xơ vải
Trong quá trình sử dụng, cát và xơ vải có thể bị kẹt lại trong các cổng kết nối của điện thoại thông minh, hoặc ở các khe hở giữa màn hình và thân máy. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể sử dụng keo Scotch.
Bạn chỉ cần dán keo dọc theo phần kẽ hở giữa thân máy và màn hình, cùng với phần loa thoại. Độ dính của băng keo sẽ kéo các sợi xơ vải và hạt cát bị kẹt ra khỏi máy.
Đối với cổng sạc và các cổng kết nối khác, bạn cần cuộn băng keo lại và đặt nó vào vị trí từng cổng, sau đó nhẹ nhàng kéo nó lên là xong. Với các lỗ loa mà băng keo không thể chạm tới, hãy sử dụng tăm hoặc công cụ có thể len lỏi vào những kẽ hở này để hút sạch chất bẩn ra.
2. Làm sạch dấu vân tay trên điện thoại
Khi sử dụng điện thoại màn hình cảm ứng thì việc để lại dấu vây tay trên màn hình là điều không thể tránh khỏi. Cách vệ sinh an toàn và hiệu quả nhất trong trường hợp này là sử dụng khăn được làm bằng các sợi vải nhỏ (loại khăn lau mắt kính).
Nếu màn hình dính phải những vết bẩn khó lau chùi, bạn hãy làm ẩm miếng khăn bằng nước sạch rồi mới lau. Lưu ý, không nên đổ nước trực tiếp lên màn hình.
3. Khử trùng di động khi tiếp xúc với thực phẩm sống
Nếu bạn sơ ý để thịt sống hoặc thực phẩm sống chạm vào "dế yêu", hãy sử dụng một miếng vải sợi nhỏ được làm ẩm bằng nước sạch hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh. Thậm chí, bạn có thể "đầu tư" mua một chiếc đèn tia UV để khử trùng thiết bị.
4. Loại bỏ phấn trang điểm dính trên màn hình smartphone
Đối với các cô gái, khi đưa smartphone áp vào mặt để nghe / gọi một cuộc điện thoại, lớp trang điểm có thể dính lên màn hình thiết bị. Lúc này, thay vì sử dụng dung dịch tẩy trang thông thường - có thể làm hỏng màn hình, bạn hãy sử dụng dung dịch "tẩy trang" riêng như Whoosh chẳng hạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một miếng vải sợi nhỏ được làm ẩm để vệ sinh màn hình.
5. Không nên mang điện thoại chống nước đem đi "rửa"
Mặc dù ngày nay đã có nhiều mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng "chống nước", nhưng bạn không nên "rửa" những chiếc điện thoại này thường xuyên, vì khả năng chống nước chỉ là "tương đối" chứ không phải là "tuyệt đối".
Hãy nhớ rằng, việc sở hữu một chiếc smartphone có khả năng chống nước chỉ giúp bạn an tâm hơn khi đi mưa hoặc cho máy "đi bơi". Nhưng nếu "dế yêu" của bạn bơi đến nổi "sặc nước", thì bất kỳ hãng điện thoại nào đều sẽ từ chối bảo hành máy.
Cảm ơn các bạn đã xem bài viết. Các bạn có thể tham khảo thêm "Những thứ không nên dùng để lau màn hình smartphone", để có thể bảo vệ "người bạn thân" này tốt hơn.