Đang tải trình phát...

Sau nhiều năm chờ đợi, Apple đã chính thức hoàn tất việc dàn xếp vụ kiện tập thể liên quan đến lỗi Loop Disease trên iPhone 7 và 7 Plus, với khoản tiền bồi thường lên đến 35 triệu USD.

Hiện nay, những khách hàng bị ảnh hưởng bởi lỗi này đã bắt đầu nhận được khoản bồi thường lên đến 200 USD, tùy thuộc vào việc họ đã chi trả cho việc sửa chữa lỗi này trước đó hay chưa.

Được biết, Loop Disease là lỗi phần cứng phổ biến trên iPhone 7 và 7 Plus. Sự cố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng âm thanh của thiết bị, khiến người dùng iPhone gặp phải tình trạng mất tiếng khi thực hiện cuộc gọi, FaceTime hoặc micro không hoạt động. Nguyên nhân được cho là do áp lực lên các thành phần bên trong thiết bị, dẫn đến hỏng hóc phần mạch liên quan đến âm thanh.

Người dùng iPhone 7 và 7 Plus sẽ nhận được 35 triệu USD tiền bồi thường từ Apple - Hình 1

Mặc dù nhà Táo không chính thức thừa nhận lỗi kỹ thuật này, nhưng hãng đã quyết định dàn xếp để tránh kéo dài tranh chấp pháp lý. Với khoản bồi thường lên đến 35 triệu USD, hàng nghìn người dùng iPhone 7 và 7 Plus bị ảnh hưởng đã bắt đầu nhận được khoản tiền bồi thường từ Apple.

Theo thông tin từ vụ kiện, người dùng có thể nhận bồi thường lên đến 200 USD. Tuy nhiên, mức bồi thường có thể được điều chỉnh dựa trên việc người dùng đã từng chi trả phí sửa chữa lỗi Loop Disease hay chưa.

Người dùng iPhone 7 và 7 Plus sẽ nhận được 35 triệu USD tiền bồi thường từ Apple - Hình 2

Đây không phải là lần đầu tiên Apple phải tiến hành bồi thường vì lỗi sản phẩm. Trước đó, vào năm 2023, hãng cũng đã phải chi trả hàng triệu USD cho người dùng MacBook gặp sự cố bàn phím cánh bướm, một lỗi thiết kế gây ra nhiều phiền toái trong quá trình gõ phím.

Dù luôn được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, nhưng Apple vẫn phải đối mặt với những sai sót về kỹ thuật. Tuy nhiên, việc đồng ý bồi thường thể hiện cam kết của hãng trong việc đảm bảo quyền lợi của người dùng. Nếu bạn đã gặp lỗi Loop Disease trên iPhone 7 hoặc 7 Plus, hãy kiểm tra thông tin để không bỏ lỡ khoản bồi thường từ Apple.