Pin điện thoại thường là loại pin Li-on. Loại pin này khá tiên tiến và bền, nó được sử dụng ở hầu hết trong các loại điện thoại hiện nay. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng thì tình trạng pin bị "chai" là không thể tránh khỏi.

Pin chai là hiện tượng viên pin chưa sử dụng được hết một ngày hoặc sử dụng được một khoảng thời gian ngắn thì cạn kiệt, nhưng khi sạc khoảng hơn 10 phút thì máy báo pin đã đầy.

Khi bị hiện tượng này nhiều người thường "cắn răng" bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để thay mới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia công nghệ của, pin điện thoại chai vẫn có khả năng tự phục hồi bằng nhiều cách.

Những nguyên nhân khiến pin bị "chai"

Sử dụng củ sạc "dỏm"

Pin điện thoại bị

Các nhà sản xuất thường tặng kèm một bộ sạc tiêu chuẩn khi bán và khuyến cáo người dùng không nên sử dụng bộ sạc không rõ nguồn gốc.

Một số thiết bị sạc "dỏm" được thiết kế các bảng mạch ngăn chặn pin hấp thụ toàn bộ lượng điện năng từ sạc ngoài, làm thiết bị của bạn sạc pin lâu hơn.

Thường xuyên sử dụng cạn kiệt nguồn pin

Pin điện thoại bị

Nếu bạn sạc pin khi ở mức dưới 10% thì khả năng dẫn đến tình trạng pin bị "chai" là rất cao, một phần do trong pin có xảy ra phản ứng hóa học, gây chết các tế bào năng lượng trong pin.

Với mức năng lượng càng thấp thì đồng nghĩa với việc pin sẽ "chai" nhiều hơn, năng lượng trong pin tích tụ khi đầy ít hơn, dẫn tới giảm thời gian sử dụng. Hãy cố gắng sạc pin trước khi xuống mức 10%.

Vừa sạc pin vừa dùng quá lâu

Pin điện thoại bị

Thực tế bạn vẫn có thể dùng nhưng đây là một việc nên hạn chế. Vì khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị sẽ khiến nhiệt độ thân máy lên cao, kéo theo nhiệt độ pin cao, ảnh hưởng đến độ bền của pin. Đồng thời, khi nhiệt độ máy lên quá cao có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Làm sao khi pin đã bị "chai"

Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên thay thế bằng một viên pin mới chính hãng và có những thói quen tốt khi sử dụng pin. Tuy nhiên, vẫn còn một ít cơ hội để khôi phục lại dung lượng pin đã mất khi bị "chai".

Tháo pin điện thoại ra và vệ sinh

Pin điện thoại bị

Trước hết, bạn tháo pin và vệ sinh 2 mặt tiếp xúc giữa pin và điện thoại để tăng khả năng tiếp nhận nguồn của pin. Sau đó, lắp pin lại máy  và dùng tới khi sập nguồn (tức là máy tự tắt hoàn toàn khi cạn pin). Tiếp tục, cắm lại sạc cho máy ở tình trạng tắt nguồn đến khi pin đầy. 

Khi máy đã đầy pin và cầm máy có cảm giác ấm, người dùng có thể chờ chút cho máy nguội hẳn, thông thường khoảng 3-5 phút thì tiếp tục cắm lại khoảng 5 phút nữa. Tiếp tục dùng đến khi máy báo pin yếu hoặc sập nguồn thì lặp lại chu trình trên từ 3~4 lần.

Bọc kín pin bằng giấy polime sau đó cho vào tủ lạnh

Pin điện thoại bị

Hãy sử dụng điện thoại cho đến khi pin còn khoảng 20% rồi tháo pin ra khỏi máy và để cho pin nguội hẳn. Sau đó, lấy giấy polime bảo quản thực phẩm bọc kín viên pin rồi cho viên pin vào ngăn đá của tủ lạnh (lưu ý: nhiệt độ khoảng 13 độ C).

Sau khoảng 2 tiếng hãy lấy viên pin từ tủ lạnh ra và dùng khăn giấy bọc viên pin lại. Vì lúc này pin sẽ liên tục đổ mồ hôi do tiếp xúc với môi trường không khí. Chờ thêm một khoảng thời gian nữa đến khi pin có nhiệt độ bằng với nhiệt độ môi trường hãy gắn lại vào máy.

Người dùng sẽ tiếp tục sử dụng cho đến khi cạn pin. Sau đó, gắn lại pin vào máy và sạc liên tục trong 8 giờ, không khởi động máy. Lặp lại chu kỳ này 3 lần liên tục, nếu may mắn thì người dùng sẽ có thể phục hồi 90% dung lượng ban đầu.

Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ cũng lưu ý, để có thể áp dụng cách trên, pin điện thoại phải:

- Chưa dùng quá một năm.

- Không có biểu hiện phồng do chơi quá nóng.

- Pin là chính hãng theo máy.

- Thiết bị có thể tháo rời pin.

Theo: An Dương (Soha)

Xem thêm: 10 thủ thuật sử dụng smartphone Android có thể bạn chưa biết