Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ vô cùng khó chịu khi chiếc smartphone của mình ngày càng trở nên chậm chạp, giật, lag.... Vậy làm sao để có thể khắc phục vấn đề này? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 điều bạn cần chú ý trên smartphone để giải quyết vấn đề trên.
1. Cấu hình smartphone đã lỗi thời
Nhiều người dùng thường có thói quen sử dụng đến khi điện thoại bị hư hỏng hoặc bị mất. Chính việc sử dụng quá lâu đã khiến cho cấu hình smartphone bị lỗi thời, không còn đáp ứng được với các ứng dụng mới.
Vì những chiếc flagship giá từ 15 - 20 triệu cũng chỉ có thể sử dụng trong 5 - 7 năm. Do đó, với những chiếc smartphone tầm trung và thấp thì bạn cần phải chấp nhận việc sau một khoảng thời gian sử dụng, nó không còn đáp ứng được các ứng dụng cơ bản nữa và lúc này hiện tượng giật, lag sẽ xảy ra.
Do đó, bạn cần đổi một chiếc smartphone mới ngay chứ không phải đợi đến lúc chiếc "dế yêu" của bạn bị hư hỏng không dùng được nữa mới đổi.
2. Ứng dụng chạy ngầm
Việc ứng dụng chạy ngầm sẽ giúp bạn có thể sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc. Ngoài ra, với các ứng dụng tin tức, mạng xã hội,... việc chạy ngầm sẽ giúp bạn cập nhật thông báo liên tục.
Tuy nhiên, việc chạy ngầm này sẽ chiếm rất nhiều tài nguyên của smartphone, vì vậy mà bạn nên thường xuyên xoá ứng dụng chạy ngầm và thường xuyên khởi động lại smartphone. Tốt nhất là trung bình 2 - 3 ngày, bạn nên tắt máy và mở lại để giúp điện thoại có thể reload lại.
3. Cập nhật các bản vá thường xuyên
Dù là smartphone Android hay iOS, thì việc hệ điều hành có lỗi là khá bình thường. Chưa kể đến việc các bản vá còn kèm theo các tính năng bảo mật mới, giúp bảo vệ điện thoại của bạn tốt hơn. Vì vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra và cập nhật các bản vá để tăng hiệu suất hoạt động của smartphone.
4. Giao diện người dùng trên smartphone (Launcher)
Nhiều nhà sản xuất smartphone đã thay đổi giao diện, cũng như thêm vào những ứng dụng riêng của mình. Chính điều này đã làm cho giao diện nặng hơn, nhiều chương trình không dùng đến cũng được cài sẵn từ nhà sản xuất.
Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy mở ứng dụng Google Play và tìm một Launcher khác nhẹ và ổn định hơn. Lưu ý, bạn nên ưu tiên các giao diện thuần Google.
5. Tập tin rác và ứng dụng không dùng đến
Sau thời gian dài sử dụng điện thoại thì sẽ xuất hiện rất nhiều tập tin rác, như tập tin lịch sử web, tập icon zalo,.... cùng với đó là hàng loạt ứng dụng mà bạn không hề đụng đến.
Chính điều này làm đầy bộ nhớ smartphone của bạn và làm cho thiết bị hoạt động chậm chạp hơn. Ví dụ như lúc khởi động máy, smartphone phải quét qua các tập tin rác cũng như thống kế, sắp xếp lại những ứng dúng có trên máy. Vì vậy, càng ít tập tin rác và ứng dụng thì điện thoại sẽ hoạt động tốt hơn.
Nguồn: TGDD
Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh điện thoại đúng cách chống lây nhiễm dịch Covid-19