Đến nay, tác động của bức xạ từ những chiếc smartphone lên cơ thể con người vẫn chưa được khẳng định và còn cần đến nhiều nghiên cứu dài hơi hơn trong nhiều lĩnh vực. Dù vậy, với việc smartphone dần trở thành một vật bất li thân trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề này hơn.
Với điện thoại, có một phép dùng để đo lường tác động của thiết bị đối với cơ thể con người, đó là SAR. SAR là viết tắt của Specific Absorption Rate - chỉ số đo mức độ hấp thụ sóng radio, là một tiêu chuẩn cũ và lỗi thời (phương pháp thử nghiệm được hình thành vào năm 1996 khi không có điện thoại thông minh và vẫn chưa thay đổi kể từ đó).
Chiếc điện thoại nào có xếp hạng SAR cao hơn được coi là có khả năng nguy hiểm hơn và tất cả các điện thoại đều phải được thử nghiệm để đảm bảo chúng ở dưới một ngưỡng nhất định. Theo quy định của Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC), để được bán tại nước này, điện thoại phải có chỉ số SAR nhỏ hơn 1,6 W/kg. Vậy chiếc điện thoại nào có giá trị bức xạ SAR cao nhất và thấp nhất năm 2018?
- Google Pixel 3 XL: 1,35 W / kg
- Google Pixel 3: 1,34 W / kg
- OnePlus 6T: 1,34 W / kg
- LG V40: 1,27 W / kg
- OnePlus 6: 1,26 W / kg
- Apple iPhone XS Max: 1,00 W / kg
- Apple iPhone XS: 0,90 W / kg
- Apple iPhone XR: 0,90 W / kg
- Xiaomi Pocophone F1: 0,72 W / kg
- Samsung Galaxy S9+: 0,36 W / kg
- Samsung Galaxy S9: 0,35 W / kg
- Samsung Galaxy Note 9: 0,27 W / kg
- LG G7: 0,22 W / kg
- Sony Xperia XZ3: 0,14 W / kg
Nhìn vào tất cả các giá trị này, Sony Xperia XZ3 rõ ràng là người "chiến thắng" với xếp hạng SAR thấp nhất. Về mặt lý thuyết, điều này khẳng định Xperia XZ3 là điện thoại an toàn nhất để sử dụng.
Ngoài ra, Galaxy Note 9, Galaxy S9 và Galaxy S9+ của Samsung cũng được đánh giá ở mức SAR rất thấp khi được sử dụng. Bên cạnh đó, LG G7 là một điện thoại khác có xếp hạng SAR khá thấp.
Trong khi đó, các mẫu iPhone 2018 của Apple có giá trị cao hơn nhiều. Tất nhiên, chúng đều nằm trong giới hạn cho phép, nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm.
Nguồn: 24h