Cách sạc pin smartphone phổ biến nhất là dùng củ sạc và dây sạc. Nhưng trong vài năm qua, công nghệ sạc không dây đã phát triển mạnh mẽ, cung cấp một phương pháp mới để nạp pin cho thiết bị di dộng. Vậy sạc không dây và sạc có dây có gì hơn kém nhau?
1. Sạc có dây
Mặc dù sạc không dây ngày càng phát triển, nhưng đa phần điện thoại ngày nay vẫn sử dụng bộ sạc có dây. Vì vậy, nếu như bạn mua một chiếc smartphone "sang tay" không có sạc kèm theo, thì bạn có thể dễ dàng tìm mua được loại sạc tương thích với máy.
Ngoài ra, sạc có dây cũng có nhiều mẫu mã với nhiều mức giá, nên người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp cho thiết bị của mình.
Có thể nói, sự phổ biến, giá thành rẻ và dễ thay mới là những điểm mạnh lớn nhất của bộ sạc có dây mà mình và bạn bè mình nghĩ tới đầu tiên.
Không những thế, sạc có dây cũng rất tốt khi đi du lịch. Nếu đi du lịch, việc mang một bộ sạc không dây có thể gây ra một chút rắc rối. Trong trường hợp với sạc có dây, người dùng chỉ việc quấn nó và nhét vào một cái túi là có thể thoải mái di chuyển rồi. Người dùng cũng có thể dễ dàng tìm thấy các phần mở rộng ổ cắm hỗ trợ cáp sạc USB, vì vậy sẽ không bao giờ lo lắng không có nó nơi để nạp pin.
Hầu như trong chúng ta ai cũng có sở thích vừa sạc vừa sử dụng điện thoại. Các hãng điện thoại có lẽ cũng lưu ý điều này mà kèm theo những dây sạc có chiều dài khá lớn. Chính vì vậy mà bạn không cần phải rút sạc ra khi có cuộc gọi đến làm ảnh hưởng quá trình sạc và tuổi thọ pin.
Nếu tốc độ sạc là mối quan tâm lớn đối với bạn thì sạc có dây sẽ nhanh hơn rất nhiều so với sạc không dây. Mặc dù hiện nay đã có những công nghệ sạc không dây tốc độ cao, nhưng song song với đó thì công nghệ sạc có dây thậm chí còn có công suất lớn hơn nữa.
2. Sạc không dây
Trong thực tế, sạc không dây rất là tiện lợi. Nó hy sinh tính thực tế để giảm bớt sự phiền phức khi gắn cáp vào smartphone. Nếu là người luôn quên sạc điện thoại, người dùng có thể sử dụng một dock sạc không dây và nghĩ đó là "ngôi nhà của điện thoại". Mỗi khi không sử dụng thiết bị, họ chỉ việc đặt nó vào bộ sạc để nó nạp năng lượng cho pin.
Người dùng cũng không phải lo lắng về sự xuống cấp của các cổng sạc khi sử dụng dock sạc không dây. Bằng cách đặt điện thoại lên đế sạc không dây, nó sẽ giúp người dùng giảm bớt những nhiệm vụ rườm rà như cắm và tháo cáp sạc.
Điểm cuối cùng là sạc không dây trông rất đẹp mắt, sang trọng và đầy hơi thở công nghệ. Việc đặt một đế sạc không dây trên bàn làm việc sẽ khiến bàn làm việc trở nên hightech và gọn gàng hơn hẳn. Mỗi lần nghe điện thoại, bạn cũng không phải khó khăn rút dây sạc ra mà chỉ cần nhấc điện thoại lên rất nhẹ nhàng.
3. Vậy bạn sẽ chọn sạc nào?
Sạc có dây hay sạc không dây đều có giá trị riêng và quan trọng như nhau. Một bên là sự "truyền thống đi theo năm tháng", một bên là "hơi thở tương lai". Bên nào cũng có được chỗ đứng nhất định trong thế giới công nghệ.
Do đó, khi lựa chọn giữa hai thứ, người dùng phải tự hỏi cái nào quan trọng hơn: tốc độ hay sự tiện lợi? Nếu muốn thiết bị sạc nhanh, hãy chọn sạc có dây. Nếu cứ quên sạc di động, việc sử dụng dock sạc không dây sẽ mang lại rất nhiều sự tiện lợi.
Có thể nói, sạc có dây có tính thực tiễn tuyệt vời, trong khi các tấm sạc không dây rất thuận tiện. Vấn đề là người dùng thấy cái nào thích hơn mà thôi.
Nguồn: 24h
Xem thêm: Fan trầm trồ khi iPhone SE 2020 vượt mặt cả iPhone XS Max về hiệu năng