Năm hết Tết đến là dịp để nhiều người tìm mua cho mình những món đồ yêu thích, trong đó phải kể đến đồng hồ thông minh. Với nhiều người, Apple Watch luôn là lựa chọn số 1, nhưng nó lại có mức giá khá cao so với mặt bằng chung. Do đó, không ít người đã quyết định mua máy cũ thay vì máy mới.

Dưới đây là những kinh nghiệm được chia sẻ từ Phúc Khang Mobile, dành cho những khách hàng đang tìm mua một chiếc Apple Watch cũ để tránh "tiền mất, tật mang".

1. Kiểm tra hình thức bên ngoài

Mẹo kiểm tra từ A đến Z khi mua Apple Watch cũ mùa Tết 2020 - Hình 1

Ngoại hình của thiết bị không đơn giản chỉ là yếu tố thẩm mỹ, mà nó còn giúp bạn phần nào xác định được chất lượng bên trong thiết bị. Nếu máy có quá nhiều vết cấn móp, có thể trước đó đã bị rơi hoặc va chạm, đồng nghĩa với việc các linh kiện bên trong ít nhiều bị tổn hại.

2. Kiểm tra dây đeo

Mẹo kiểm tra từ A đến Z khi mua Apple Watch cũ mùa Tết 2020 - Hình 2

Dây đeo cao su của đồng hồ chính hãng Apple được làm bằng chất liệu đàn hồi tốt và không gây khó chịu. Việc tháo ra lắp vào dây đeo cũng rất dễ dàng, bởi các khớp nối đều được Apple căn chuẩn từng chi tiết nhỏ.

3. Kiểm tra âm thanh và độ sáng thiết bị

Mẹo kiểm tra từ A đến Z khi mua Apple Watch cũ mùa Tết 2020 - Hình 3

Bạn vào Setting -> Sounds and Haptics -> nhấn vào màn hình. Nếu nghe thấy tiếng "tạch, tạch, tạch" kèm độ rung nhẹ là được. Quay trở lại phần Setting -> chọn Brightness & Text để kiểm tra độ sáng màn hinh.

Để chắc chắn hơn, bạn có thể truy cập vào About -> tìm mục Serial Number của đồng hồ dùng để kiểm tra ngay trên trang chủ của Apple.

4. Kiểm tra kết nối giữa đồng hồ với điện thoại iPhone

Mẹo kiểm tra từ A đến Z khi mua Apple Watch cũ mùa Tết 2020 - Hình 4

Thử kết nối iWatch với điện thoại iPhone xem nó có kết nối tốt không. Đồng thời phải thử hết các tính năng như nhắn tin, nghe gọi, nhận tin nhắn Facebook, Zalo,... qua đồng hồ.

5. Kiểm tra vùng cảm ứng màn hình

Mẹo kiểm tra từ A đến Z khi mua Apple Watch cũ mùa Tết 2020 - Hình 5

Giữ ngón tay tại một biểu tượng (icon) bất kỳ trên màn hình để thực hiện thao tác di chuyển icon đó khắp màn hình. Nếu trong quá trình di chuyển, biểu tượng dừng lại hoặc bị tuột ra thì có thể cảm ứng tại điểm đó đã có vấn đề.

6. Kiểm tra phím bấm vật lý

Để giúp người dùng thao tác đơn giản và hiệu quả trong khi sử dụng, những phím bấm vật lý đã được trang bị thêm trên Apple Watch. Một trong những phím đó là Digital Crown có hình tròn, để điều chỉnh và thực hiện những lệnh và tác vụ, bạn có thể xoay phím.

Mẹo kiểm tra từ A đến Z khi mua Apple Watch cũ mùa Tết 2020 - Hình 6

Phím dài Side Button nằm ngay dưới phím Digital Crown, có chức năng reset lại Apple Watch, và sử dụng đồng thời cùng với Digital Crown để thao tác những tác vụ phức tạp hơn.

7. Kiểm tra các tính năng khác trên đồng hồ

Kiểm tra đồng loạt các tính năng khác của máy xem chúng có khởi chạy mượt mà, hoạt động ổn định không, đặc biệt là tính năng theo dõi tình trạng sức khoẻ.

Nguồn: 24h

Xem thêm: Lý do Samsung Galaxy S8 vẫn là smartphone đáng mua?