Điểm chuẩn hiệu năng benchmark giữa các mẫu smartphone thường được tranh luận sôi nổi, vì chúng đưa ra một trị số mà theo cách khách quan (lý tưởng) cho thấy một điện thoại hoạt động tốt hơn nhiều so với điện thoại khác. 

Nhiều người hâm mộ vẫn bảo vệ hãng điện thoại yêu thích của mình bằng cách nói điểm chuẩn này không đúng so với sử dụng trong thế giới thực. Do đó, các ứng dụng điểm chuẩn như AnTuTu đang cố gắng thực hiện các thử nghiệm của họ giống như thế giới thực nhất.

Việc sử dụng trong thế giới thực không thể mô phỏng chính xác thông qua phần mềm được lập trình sẵn. Tuy nhiên, nếu không có các thử nghiệm đưa chip đến giới hạn tuyệt đối, không còn cách nào để biết cái nào hoạt động tốt hơn.

"Cuộc chiến" giành quyền khoe khoang

Các bài kiểm tra hiệu năng benchmark luôn dành cho những người đam mê và tìm ra giới hạn của máy. Tất nhiên, chẳng ai đến cửa hàng của nhà cung cấp để hỏi đại diện dịch vụ khách hàng về điểm số AnTuTu trước khi chọn giữa điện thoại thông minh.

Một khi các công ty nhận thấy mọi người đang chú ý đến điểm chuẩn, "cuộc đua" đã bắt đầu. Các hãng này cho thấy thiết bị của mình tốt hơn bao nhiêu.

Điểm số của AnTuTu và Geekbench trở thành đường đua Nurburgring đích thực. Thay vì tìm ra chiếc ô tô nào lái nhanh hơn sẽ là chiếc smartphone nào có tốc độ nhanh hơn.

Thời gian tăng tốc 0-60 mph (97km/ giờ) trong bao nhiêu giây của một số dòng xe đua.

Tất nhiên, như với bất kỳ cuộc thi nào, mọi thứ sẽ đi quá xa. Một vài nhà sản xuất smartphone đã gian lận để có được điểm chuẩn benchmark cao hơn.

Họ làm điều này bằng cách tối ưu hóa điện thoại để nhanh hơn khi ứng dụng đo điểm chuẩn cụ thể đang chạy. Điều này giống như tăng thêm mã lực khi ở trên đường đua (điều mà một số xe thực sự làm được).

Thực trạng trên khiến người dùng cảnh giác về độ tin cậy của điểm chuẩn nói chung, nhưng cho đến nay, các nhà phát triển ứng dụng đã chứng minh được độ chính xác của mình, loại bỏ điểm số đạt được bằng cách sử dụng "chiêu trò".

Những điểm chuẩn benchmark cho chúng ta thấy điều gì?

Tiếp tục với sự so sánh xe hơi, 0-60 mph (97km/ giờ) trong bao nhiêu giây cho thấy khả năng tăng tốc của chiếc xe. Tương tự, khi một ứng dụng điểm chuẩn chạy trên một game 3D quá phức tạp trên điện thoại thông minh, nó sẽ cho thấy điện thoại sẽ xử lý các trò chơi 3D nặng như thế nào.

Do các bài kiểm tra bencmark cho các thiết bị có độ ổn định, nên chúng cũng có khả năng kiểm tra theo yêu cầu của nhà sản xuất về các cải tiến giữa các thế hệ. Ví dụ như thế hệ chip xử lý đồ họa GPU mạnh hơn 25% so với thiết bị tiền nhiệm.

Điểm chuẩn của một số flagship.

Khi smartphone đạt đến mức trải nghiệm cao cấp gần như không thể phân biệt giữa các thế hệ, nếu không có các ứng dụng đo điểm chuẩn thì hầu như người dùng không thể biết liệu các chip mới nhất có thực sự nhanh như các hãng này tuyên bố hay không.

Bây giờ, bạn có thể hiểu được tại sao các nhà sản xuất thậm chí tạo ra chip nhanh hơn để so sánh sự khác biệt. Vì cuối cùng, các nhà phát triển phần mềm vẫn luôn tạo các ứng dụng sử dụng các thiết bị có hiệu suất mạnh hơn. Theo một cách nào đó, phần mềm và phần cứng đang đẩy nhau để đạt được tốc độ nhanh hơn.

Điểm chuẩn hiệu năng đa lõi của một số smartphone.

Tuy nhiên, không phải tất cả các điểm chuẩn đều cho chúng ta những con số trừu tượng trong bối cảnh nhất định. Ví dụ, trong trường hợp đo thời lượng pin, cài đặt độ sáng và tất cả mọi thứ sẽ có ảnh hưởng trong quá trình sử dụng hàng ngày. Khi những chiếc điện thoại được kiểm tra trong cùng điều kiện, những thiết bị nào tốt nhất thường là những điện thoại có tuổi thọ pin lâu nhất.

Nói chung, điểm chuẩn không sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai, khi hiệu suất trên smartphone được cải thiện và các công nghệ mới sẽ xâm nhập vào điện thoại thông minh.

Ai biết được, có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ có được robot giống con người được điều khiển bởi Trí thông minh nhân tạo AI (Artificial Intelligence) để đánh giá trải nghiệm người dùng tổng thể thay cho chúng ta.

Nguồn: 24h