Sóng điện thoại quá yếu là lý do khiến nhiều người dùng không thể liên lạc trong những tình huống cần thiết. Chỉ với 5 mẹo nhỏ dưới đây, vạch sóng của bạn sẽ luôn trong tình trạng "căng tràn".
1. Đổi vị trí sử dụng
Như các bạn đã biết, sóng điện thoại được phát sóng rộng rãi. Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn đứng ở cùng chặn sóng hoặc khi cầm điện thoại thì lỡ tay che chắn hết phần ăng ten, thì chắc chắn tín hiệu thu nhận được sẽ yếu đi nhiều.
Do đó, khi gặp tình trạng sóng yếu hay chập chờn thì bạn nên tìm chỗ mới hoặc đổi tư thế cầm máy. Đang ở trong nhà thì thử đi ra ngoài trời. Không biết ăng ten ở đâu bị che thì tìm thông tin liên quan.
Tường nhà và mái lợp hoàn toàn có khả năng ngăn cản sóng điện thoại. Bạn cũng nên chọn những vị trí cao, có đường dây điện gần đó (tuyệt đối không đứng quá gần đường dây điện) để có thể bắt sóng tốt hơn.
Mặt khác, kể cả khi bạn thấy mình ở không xa so với cột tiếp sóng nhưng vẫn không cải thiện được tình hình, có thể đó là do hướng sóng hiện tại không phủ lên khu vực của bạn. Di chuyển theo quỹ đạo trải rộng tròn xung quanh đó chắc chắn sẽ dần khắc phục nhược điểm này.
2. Đổi sang sử dụng nhà mạng khác
Mạng điện thoại nhiều khi cũng chính là nguyên nhân gây ra sự bất tiện và khó chịu cho người sử dụng. Hiện tượng vạch sóng bị mất liên tục hay bất ổn, nhiều khi lại do lỗi của sóng nhà mạng mà bạn đăng ký không thể tới được nơi của bạn.
Nếu khi sử dụng mà sóng lúc nào cũng chập chờn thì bạn nên sớm chuyển sang 3 nhà mạng Viettel, Mobifone hoặc Vinafone. Tính tới hiện tại thì 3 nhà mạng lớn này có sóng ổn định, cở sở hạ tầng và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
3. Tháo bỏ phụ kiện đi kèm với điện thoại
Hiện nay, một số smartphone thiết kể dải anten thu sóng ở cạnh trên và dưới. Vì vậy, việc đeo ốp lưng sẽ khiến các dải anten này bị bịt kín, dẫn đến tình trạng thu sóng kém hơn.
Ngoài ra, dán mặt lưng cũng có thể làm các dải anten bắt sóng kém đi. Vì vậy, khi thấy sóng bị kém thì bạn nên tháo ốp lưng hay lột miếng dán lưng di động để có được mức sóng ổn định.
4. Sử dụng WiFi để thay thế
Nếu bạn có nhu cầu nghe gọi nhưng sóng điện thoại quá yếu, bạn hoàn toàn có thể nghe gọi bằng Facebook Messenger, Skype hay Zalo. Cách này sẽ giúp bạn đỡ tốn đi rất nhiều chi phí cho việc gọi điện thoại.
Tuy nhiên, cách này cũng gặp phải những hạn chế nhất định. Bạn cần phải đầu tư một mạng không dây, ngoài ra thì tốc độ của mạng Wi-Fi cũng chậm hơn so với mạng điện thoại thông thường.
5. Nâng cấp lên sóng 4G
Sóng 4G có ưu điểm là vùng phủ sóng rộng, cường độ lớn, truyền tải được nhiều. Tuy nhiên, bạn phải sở hữu một chiếc smartphone có hỗ trợ sóng 4G. Vì những ưu điểm trên mà việc nâng cấp lên sóng 4G sẽ giúp bạn cải thiện được độ ổn định của sóng điện thoại.
6. Đừng để điện thoại cạn kiệt pin
Khi sắp hết pin, điện thoại sẽ được lập trình để sử dụng ít năng lượng hơn nhằm tiết kiệm năng lượng nhiều nhất có thể. Điều này dẫn đến việc tiếp nhận tín hiệu điện thoại di động kém đi.
Đương nhiên, điều này cũng làm ảnh hưởng đến lưu lượng tín hiệu được truyền tải tối đa, không còn được thoải mái vận hành bởi pin như trước.
Xem thêm: Apple Watch sẽ được hỗ trợ eSIM nhà mạng Viettel từ 13/12