Bộ sạc giả thường không đảm bảo chất lượng, không được chứng nhận an toàn... Do đó, chúng có thể gây cháy nổ điện thoại và khiến bạn bị điện giật. Vậy làm cách nào để phân biệt được đâu là sạc giả và đâu là sạc thật?

Chú ý kĩ bao bì hoặc thông tin được in trên cục sạc

Tất nhiên, bạn không cần phải phụ thuộc hoàn toàn vào bộ sạc đi kèm từ nhà sản xuất, nhưng đây là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho điện thoại.

Nếu phải sử dụng các bộ sạc của bên thứ ba, người dùng nên chú ý kĩ bao bì hoặc thông tin được in trên cục sạc. Việc sử dụng bộ sạc có điện áp quá cao hoặc quá thấp có thể gây hại cho điện thoại của bạn (hiệu suất và tuổi thọ pin của thiết bị bị giảm sút đáng kể).

Chú ý kĩ bao bì hoặc thông tin được in trên cục sạc.

Các bộ sạc giả thường có giá tương đối rẻ do đã bị cắt giảm một số thành phần quan trọng, vì vậy chúng sẽ không hoạt động ổn định bằng sạc thật.

Thêm vào đó, nhà sản xuất cũng sẽ không quan tâm đến các vật liệu được sử dụng, do đó mà dây dẫn hoặc bộ sạc hoàn toàn có thể bị biến dạng khi quá nóng hoặc gây cháy nổ và lan sang những vật dụng bên cạnh.

Không dựa vào nhãn hiệu

Không dựa vào nhãn hiệu.

Những nhãn hiệu này sẽ phụ thuộc vào khu vực đặt nhà máy sản xuất. Ví dụ, nếu ở Mỹ, bạn sẽ thấy tem kiểm định của Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC). Ngược lại, nếu ở Canada, người dùng cần để ý đến biểu tượng của Hiệp hội Tiêu chuẩn Canada (CSA), còn với châu Âu sẽ là biểu tượng CE. 

Tuy nhiên, người dùng không thể dựa vào những thứ đơn giản này bởi nó có thể bị làm giả dễ dàng. Thay vào đó, hãy đảm bảo sản phẩm đi kèm với giấy hướng dẫn về cách sử dụng, số điện thoại liên lạc...

Tìm kiếm bao bì và hướng dẫn

Những bộ sạc giả thường không có hộp, hoặc có thì bao bì in chữ không rõ nét, văn bản sai lệch, logo mờ nhạt... trái ngược hoàn toàn với hàng chính hãng.

Cảm nhận trọng lượng của bộ sạc 

Bộ sạc giả thường có chất lượng kém do đã bị loại bỏ bớt những thành phần an toàn, thậm chí một số sản phẩm còn không có cầu chì bên trong. Do đó trọng lượng của chúng sẽ phần nào nhẹ hơn so với sạc chính hãng. 

Ví dụ, một bộ sạc chính hãng thường nặng từ 56 - 113g, trọng lượng tối thiểu sẽ là 40g. 

Kiểm tra các chân cắm

Kiểm tra các chân cắm.

Nếu chân cắm quá dài, nó sẽ tạo ra một khe hở nhỏ giữa bộ sạc và ổ điện. Ngược lại, nếu chân cắm ngắn, các điểm tiếp xúc sẽ không chính xác. Thông thường, những bộ sạc giả thường có chân cắm không đồng đều, màu sắc mờ nhạt.

Đảm bảo cáp không bị sờn

Việc sử dụng cáp sạc giả cũng không kém phần nguy hiểm. Khi phát hiện dây cáp đã bị sờn hoặc rách, bạn hãy ngay lập tức đổi dây khác để đảm bảo an toàn.

Đảm bảo cáp không bị sờn.

Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng băng keo để quấn lại hoặc sử dụng co nhiệt để bọc lại những điểm bị sờn. Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng bảo vệ tạm thời.

Cũng giống như bộ sạc, dây cáp đạt tiêu chuẩn phải đi kèm với bao bì rõ ràng, đầu cắm USB, micro USB, Type-C hoặc Lightning phải chắc chắn và không lỏng lẻo.

Tổng kết

Nhìn chung, những bộ sạc giả cũng được phân ra loại một, loại hai nên người dùng sẽ rất khó phân biệt. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên mua bộ sạc và dây cáp tại những cửa hàng hoặc người bán có uy tín, không nên ham hàng rẻ mà mang họa vào thân.

Đối với những ai đang sử dụng iPhone, iPad, khi lựa chọn cáp sạc và bộ sạc, bạn nên mua những thiết bị của những hãng có tên tuổi như Anker, Aukey... và dây cáp phải đạt chứng nhận MFi của Apple.

Nguồn: 24h